Tiết kiệm chi phí công sức bằng quản lý từ xa

  • Tiết kiệm tối đa là phương châm của các nhà kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên trên thực tế, không phải nhà quản lý bán lẻ nào cũng làm được điều đó bởi đặc thù của kinh doanh bán lẻ là cần sự tập trung, sâu sát, kéo theo đó chi phí cho công tác quản lý kinh doanh cũng bị “đội” lên theo.
  • Chức năng quản lý từ xa của phần mềm bán hàng sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ thêm “chặt bị” khi mà chỉ cần một thiết bị di động như máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, chủ cửa hàng có thể dễ dàng kiểm soát được công tác kinh doanh của cửa hàng mình kể cả khi không có mặt tại cửa hàng.

Tiết kiệm thời gian

  • Tiết kiệm thời gian là lợi ích dễ nhận thấy nhất của chức năng quản lý từ xa. Việc không phải thường xuyên có mặt tại cửa hàng giúp nhà kinh doanh tiết kiệm được một khoản thời gian rất lớn để làm nhiều việc khác hoặc dành cho gia đình, cho những chuyến nghỉ mát,…

Hãy làm một phép tính đơn giản:

  • Đối với cách quản lý cửa hàng thông thường: hằng ngày chủ cửa hàng ít nhất phải lui tới cửa hàng 1 lần, mỗi lần từ 3-4h đồng hồ để kiểm soát và theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng. Như vậy, mỗi tháng các chủ cửa hàng sẽ phải mất từ 90-120h đồng hồ ở cửa hàng.
  • Đối với chức năng quản lý từ xa của phần mềm bán hàng: Chủ cửa hàng không phải thường xuyên có mặt tại cửa hàng mà vẫn nắm rõ được tình hình kinh doanh của mình. Tần suất xuất hiện tại cửa hàng phụ thuộc vào thời gian của chủ cửa hàng, có thể 1 tuần, 1 tháng hoặc 2 tháng.
  • Như vậy, chức năng quản lý từ xa của phần mềm bán hàng giúp các chủ cưả hàng tiết kiệm được ít nhất 90h có mặt ở cửa hàng để dành nhiều thời gian cho những việc cần thiết khác.

Tiết kiệm chi phí

  1. Chi phí di chuyển đến cửa hàng: mặc dù đây là khoản chi phí nhỏ, lẻ và thoạt nhìn thì thấy nó không đáng để quan tâm, nhưng nếu “chi li” một chút, thì đấy cũng là khoản chi phí đáng để bàn, đặc biệt là đối với những cửa hàng yêu cầu sự có mặt thường xuyên của chủ cửa hàng.
  2. Chi phí thuê nhân công: Thông thường ở các doanh nghiệp bán lẻ, khi chủ cửa hàng không có nhiều thời gian trực tiếp có mặt tại cửa hàng để theo dõi và quản lý công việc kinh doanh, các chủ cửa hàng này buộc phải lựa chọn phương thức thuê nhân công để quản lý cửa hàng. Những nhân sự này phải là người có trình độ, có khả năng quản lý tốt, nhanh nhạy, chủ động và nắm bắt vấn đề nhanh, do đó, mức lương dành cho vị trí này không phải là nhỏ. Hoặc với cách quản lý thông thường, cửa hàng phải cần một kế toán có trình độ và nghiệp vụ để xử lý số liệu, tính lương cho nhân sự,… Với chức năng quản lý từ xa, các chủ cửa hàng có thể dễ dàng sâu sát và nắm bắt được toàn bộ hoạt động của cửa hàng nên mặc dù không trực tiếp ở cửa hàng thì chủ cửa hàng vẫn có thể quản lý được công tác kinh doanh. Hơn thế, phần mềm bán hàng còn có chức năng báo cáo doanh số theo ngày, báo cáo hiệu quả bán hàng của từng nhân viên,… do đó những nghiệp vụ phức tạp của kế toán gần như được giải quyết chỉ bằng một vài thao tác trên phần mềm.
  3. Chi phí để làm việc khác: Khi không còn phải mất thời gian cho công tác quản lý cửa hàng, chủ cửa hàng sẽ có thêm nhiều thời gian để nghiên cứu thêm các kế hoạch kinh doanh mới; quan tâm hơn đến vấn đề chăm sóc cửa hàng, chăm sóc khách hàng; nghiên cứu thực hiện các chương trình Marketing,… nhằm hỗ trợ tốt nhất công tác bán hàng để đẩy mạnh doanh số cho cửa hàng.